Răng khôn mọc đã và đang gây ra nhiều phiền toái cho rất nhiều người. Vì vậy việc nhổ bỏ đi chiếc răng khôn phiền phức ấy là cần thiết bởi răng khôn thường mang đến những cơn đau nhức khó chịu cũng như những tác hại khôn lường cho sức khỏe của bạn. Vậy bầu có nhổ răng khôn được không? Cùng Thẩm mỹ viện Xuân Hương đi tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé!

1. Răng khôn là gì?

Mọc răng khôn thường mang đến khá nhiều phiền phức cho mỗi người. Tuy nhiên, đây lại là một hiện tượng khá phổ biến ở những người trưởng thành.

Trong nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai đột ngột bị mọc răng khôn khiến chị em vô cùng băn khoăn lo lắng, không biết rằng nên ứng phó ra sao với nó. Bài viết này sẽ giúp các chị em phụ nữ đang và sắp mang thai có thêm thông tin về việc có nên nhổ răng khôn khi đang có bầu hay không.

Trên thực tế, việc chiếc răng khôn của chúng ta xuất hiện thường là hiện diện dưới dạng mọc ngầm,  mọc lệch,… Lý do của việc mọc không thẳng này là do thời gian chúng mọc quá muộn, mọc sau cùng khi tất cả các chiếc răng khác trên cũng hàm đã hoàn thiện đầy đủ.

Chính những chiếc răng bình thường khác đã chiếm hết chỗ trên cũng hàm, điều này làm cho những chiếc răng khôn không đủ chỗ mọc, buộc chúng phải mọc xiên xẹo, mọc chèn ép sang các răng khác hoặc mọc ngầm dưới nướu.

Vì tất cả những nguyên do trên nên răng khôn khi mọc sẽ tạo nên những cơn đau nhức dữ dội, gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến việc ăn uống, giao tiếp của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, răng khôn cũng nằm trong phía trong cùng, nơi vệ sinh răng miệng khó khăn. Nếu không được vệ sinh cẩn thận và kĩ lưỡng, các thức ăn và mảng bám có thể tồn đọng lại gây ra các mùi hôi khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến bệnh sâu răng.

2. Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp phải những vấn đề vẻ răng miệng nào?

Do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục khi mang thai nên người mẹ sẽ dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Sự thay đổi này rất khó nhận thấy nếu người mẹ khỏe mạnh và ngược lại.

Hệ xương của thai nhi đang hình thành mạnh mẽ ở khoảng thời gian thai kì được 24 – 25 tuần tuổi. Khi đó, để hình thành xương, lượng canxi cần thiết sẽ được lấy từ cơ thể người mẹ. Để cung ứng thêm canxi trong khi lấy từ máu là không đủ, buộc phải “hi sinh” từ các mô xương ở cả hai hàm.

Vấn đề răng miệng thường gặp nhất ở phụ nữ khi mang thai đó chính là bệnh sâu răng. Khi phụ nữ mang thai sẽ có sự thay đổi về hoocmon Estrogen và Progestorome. Điều này tạo ra sự tích tụ của chất vôi, gây sưng lợi và lây nhiễm vi khuẩn. Bắt đầu từ tháng thứ 2 của thai kì, người phụ nữ dễ để ý thấy cặn thức ăn tích tụ dần trên răng.

Khi đánh răng bạn cần để ý chải răng cẩn thận, nhẹ nhàng vì lúc này phần lợi rất dễ bị chảy máu. Tuy nhiên cũng không nên vì sợ chảy máu mà không đánh răng vì làm như vậy chỉ khiến tích tụ nhiều thêm bựa vôi và thức ăn.

Khi thai nhi dần phát triển và lớn lên trong bụng mẹ, tích trữ của dạ dày sẽ bị thu hẹp lại  do dạ con sẽ phình ra làm cho người mẹ luôn có cảm giác nhanh đói và nhanh no.  Đây là nguyên nhân người mẹ thường hay ăn những loại đồ ăn vặt như bánh ngọt,… lâu dần dẫn đến sâu răng.

3. Bầu có nhổ răng khôn được không?

Với phụ nữ mang thai, việc mắc các bệnh về răng miệng thường diễn ra vô cùng phổ biến do cơ thể có sự thay đổi nhất định trong thời kỳ thai nghén. Những cơn đau luôn xuất hiện khi mọc răng khôn khiến chị em cảm thấy bất an, lo lắng. Thế nhưng, trong giai đoạn nhạy cảm này, việc nhổ răng khôn là hoàn toàn không nên.

Những hậu quả có thể gặp phải nếu nhổ răng khôn khi mang thai đó là:

  • Nhiễm trùng huyết.
  • Quá trình nhổ răng khôn cần thực hiện các bước như tiêm thuốc tê, chụp phim X – Quang, sử dụng kháng sinh,… đều là những điều ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ và thai nhi.

Theo chỉ định của bác sĩ, người mang thai nếu không khẩn cấp thì thường sẽ hoãn can thiệp nhổ răng. Khi người mẹ đang mang thai tháng thứ 3 tháng của thai kì thì có thể nhổ răng. Tuy nhiên quá trình nhổ răng này diễn ra cũng cần có sự giám sát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Khi mọc răng khôn, người đang mang thai cần phải đi khám ngay lập tức. Nếu chậm trẽ có thể gây ra nhiều nguy hiểm.

Lời khuyên dành cho các bà mẹ mang thai của chuyên gia:

  • Việc nhổ răng khôn là không được khuyến khích khi mang thai. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp buộc phải nhổ bỏ răng khôn sớm như bị sâu vào đến tủy răng,… , thì nên chọn giai đoạn mà thai đã phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể( tháng thứ 4 – 7).
  • Khoảng thời gian không được nhổ răng khôn đó là:  3 tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm, 3 tháng cuối là thời gian cơ thể người phụ nữ khá nặng nề. Trong trường hợp răng khôn gây ra quá nhiều cả giác khó chịu, đau nhức, thì cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và giám sát.

4. Khi đang mang thai mà mọc răng khôn thì phải làm sao?

Răng khôn mọc khi bạn đang mang thai nhưng chúng không hề gây ra bất kì cảm giác khác thường như đau nhức, ê ẩm , khó chịu…thì trường hợp này bạn không cần nhổ răng khôn mà chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cẩn thận.

Trong trường hợp phải nhổ răng khôn, các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau dành cho phụ nữ mang thai để giảm bớt cảm giác đau đớn cho bạn. Sau khi nhổ răng khôn, bạn cũng có thể giảm bót cơn đau bằng một số cách dưới đây:

  • Súc miệng bằng nước lá ổi: Cách làm rất đơn giản: Bạn có thể lấy lá ổi non rửa sạch sẽ. Sau đó nhai trực tiếp hoặc đun lấy nước để sức miệng.
  • Dùng nước lá mùi tàu: Cách làm và sử dụng y như với cách làm với lá ổi, khi đun bạn có thể cho thêm ít muối, đun trong thời gian tầm 10-15 phút.
  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Nếu như cơn đau không thuyên giảm đi và vẫn tiếp tục hoành hành, bạn có thể dùng khăn bọc đá hoặc thấm nước nóng vào chiếc khăn mặt rồi chườm nhẹ nhàng hoặc đắp lên vùng má bị sưng.

Nhổ răng khôn tưởng đơn giản nhưng thực tế lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cũng như những biến chứng nguy hiểm. Đối với các bà mẹ đang mang thai thì việc mọc răng khôn hay nhổ răng khôn, nguy cơ lại càng cao hơn nữa. Vì  vậy, khi có ý định đi khám hoặc nhổ răng khôn, các chị em hãy lựa chọn các cơ sở uy tín, chất lượng, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao để tránh những rủi ro không đáng có.

Trên đây là những chia sẻ của Thẩm mỹ viện Xuân Hương về vấn đề bầu có nhổ răng khôn được không. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp nhổ răng cũng như đối tượng có thể và không thể nhổ răng khôn.

Nguồn: Nhakhoatre